<!-- Google tag (gtag.js) --> <script async src="https://www.googletagmanager.com/gtag/js?id=G-K30JX8Y360"></script> <script> window.dataLayer = window.dataLayer || []; function gtag(){dataLayer.push(arguments);} gtag('js', new Date()); gtag('config', 'G-K30JX8Y360'); </script>

Đa dạng khu hệ nấm Vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà, tỉnh Lâm Đồng

17/07/2023

Nghiên cứu được tiến hành từ ngày 03 - 13/07/2023 tại Vườn Quốc gia Bidoup - Núi bà, tại các khu vực phụ cận Trạm Kiểm lâm Giang Ly, rừng rêu sương mù Hòn Giao, khu rừng qua trại nuôi cá thuộc tiểu khu 89, rừng thường xanh núi Bidoup thuộc trạm 25. Các tuyến khảo sát được mô tả ở hình 1 và 2, trong đó: 1- Rừng mưa sương mù gần Trạm Kiểm lâm Hòn Giao, độ cao 1890 m so với mực nước biển; 2- Xung quanh trại cá thuộc tiểu khu 89; 3- Núi Bidoup; 4- Rừng hỗn giao gần Trạm Kiểm lâm Giang Ly; 5- Đường mòn sinh thái gần Trạm Kiểm lâm Giang Ly; 6- Rừng thông Pinus kesiya và rừng thứ sinh của trạm bảo vệ rừng Giang Ly.

 
Hình 1. Bản đồ-sơ đồ các tuyến đã khảo sát. Đường đậm biểu thị lối đi dọc theo đường lớn, đường mảnh biểu thị đường đi trong rừng.
 
Hình 2. Bản đồ-sơ đồ các tuyến đã khảo sát. Đường đậm biểu thị lối đi dọc theo con đường, đường mảnh biểu thị đường đi trong rừng.

Quá trình thu hái quả thể nấm lớn được thực hiện theo phương pháp pháp tuyến. Đối với mỗi mẫu thu được đều ghi lại tọa độ, độ cao so với mực nước biển và các thông tin cần thiết như: giá thể, kiểu rừng… Quả thể được chụp ảnh tại chỗ bao gồm mặt trên, dưới mũ, bề mặt cuống, lát cắt dọc thân và ghi lại sự thay đổi màu sắc thịt nấm. Một số mẫu đã được sử dụng để phân lập các chủng thuần khiết từ thể quả hoặc bào tử trên đĩa Petri đã chuẩn bị sẵn môi trường nuôi cấy. Sau đó, tất cả các mẫu được sấy khô ở nhiệt độ không quá 50℃ bằng máy sấy và đóng gói trong túi zip kín cùng với các hạt Silica gel để kiểm soát độ ẩm và thay thế khi cần thiết.

Việc thu hái quả thể nấm nhầy myxomycetes được thực hiện theo phương pháp tuyến. Thu mẫu các loại giá thể khác nhau như: gỗ mục, lá mục trên mặt đất, lớp ngoài của vỏ cây còn sống, các loại quả mục... Sau đó, chúng được sấy khô và bảo quản trong túi giấy.

Kết thúc chuyến khảo sát, nhóm nghiên cứu đã thu được tổng 372 mẫu nấm lớn thuộc ít nhất 130 loài, trong đó có 99 mẫu nấm đảm, 2 mẫu rễ và 2 mẫu nấm sợi được sử dụng để nuôi cấy thuần khiết. Sau khi nuôi cấy, các sợi nấm phát triển sẽ được quan sát trên bề mặt đĩa Petri, sau đó chúng được chuyển vào các vi ống với môi trường thạch đã chuẩn bị trước để tránh nhiễm bẩn. 61 chủng nấm đã được phân lập thành công, bao gồm 34 mẫu nấm agaricoid, 18 mẫu aphyllophoroid, 4 mẫu heterobasidiomycetes và 5 mẫu nấm túi. Danh sách các loài sẽ được xác định chính xác bằng phương pháp phân tử thực hiện trong phòng thí nghiệm. Theo ước tính sơ bộ, đã thu được mẫu nuôi cấy của một số loài thú vị là Poromycena decipiens, một số loài heterobasidiomycetes cả ở giai đoạn sợi nấm và nấm men, và các loài nấm phát quang Favolaschia manipularis, Dictyopanus sp. và Panellus sp., Trichocoma paradoxa và Aporpium strigosum, ngoài ra nhóm nghiên cứu thu được loài nấm túi hiếm gặp là Dendrosphaera eberhardtii Pat. Trong tương lai, các chủng đã phân lập sẽ được cấy chuyền, định danh và lưu trữ trong viện nghiên cứu nấm của BIN RAN. 

Quá trình nghiên cứu cũng đã thu được 185 mẫu nấm nhầy myxomycetes thuộc hơn 30 loài, 255 mẫu chất nền đã được thu thập để thiết lập thí nghiệm với buồng ướt. Sự phong phú của các loài thuộc phức hợp hình thái Didymium nigripes đã được ghi nhận trên thảm lá mục tại tất cả các tuyến khảo sát (trừ số 1).

Một số hình ảnh về sự đa dạng các loài nấm tại Vườn Quốc gia Bidoup - Núi bà: 

 Tin bài: Phạm Thị Hà Giang (Viện STNĐ)